Vẫn còn nhiều trẻ em Việt Nam thiếu chiều cao, thấp còi vì thiếu vi chất

Phát triển chiều cao cho con là mong muốn của rất nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên theo báo cáo điều tra mới nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy 24% trẻ thiếu máu, hơn 40% thiếu kẽm dẫn đến rối loạn tiêu hóa kéo dài, nhiễm khuẩn đường hô hấp, còi xương.

Tại hội thảo khoa học với chủ đề "Giúp trẻ thoát nhanh tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi" vừa được Hội Nhi khoa Việt Nam tổ chức tại TP HCM vào ngày 4/7 vừa qua, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh - Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam cho biết, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ở Việt Nam chiếm khoảng 25% ở trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ thiếu quá nhiều vi chất. Ngoài ra, suy dinh dưỡng thấp còi còn bị ảnh hưởng từ nhiễm ký sinh trùng, dị tật bẩm sinh cũng như do thiếu kiến thức nuôi con.

"Hiện nay thiếu dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn là một gánh nặng với xã hội. Suy dinh dưỡng nhẹ cân giảm đáng kể nhưng suy dinh dưỡng thấp còi còn nhiều và béo phì lại gia tăng. Bên cạnh đó việc thiếu vi chất cũng là mối hiểm họa tiềm tàng đối với việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em nước ta", Giáo sư Nguyễn Công Khanh chia sẻ. Tổ chức Y tế Thế giới xếp Việt Nam vào danh sách 19 nước có tình trạng thiếu vitamin A mức độ nặng với tỷ lệ 37,5% ở trẻ dưới 5 tuổi.

So với năm 2.000, tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ dưới năm tuổi tăng 6,2 lần trên phạm vi toàn quốc. Điều đáng lo ngại là xu hướng tăng ở nông thôn tuy mới xuất hiện nhưng lại có chiều hướng nhanh hơn ở thành thị. Tỷ lệ thiếu vitamin D ở trẻ em thành thị là 62,1%, còn nông thôn là 53,7%. Có đến 81,25% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm.

Giáo sư Nguyễn Công Khanh cho biết để giải quyết tình trạng này, chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2010-2020 đã đề ra tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng vitamin A huyết thanh thấp giảm xuống dưới 10% (năm 2015) và dưới 8% (2020). Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai giảm còn 28% (2015) và 23% (2020), tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 20% (2015) và 15% (2020). Đến năm 2015, tỷ lệ hộ gia đình dùng muối i-ốt hàng ngày đủ tiêu chuẩn phòng bệnh đạt hơn 90%, mức trung vị i-ốt niệu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi đạt từ 10 đến 20 g/dl và tiếp tục duy trì đến năm 2020.

Còn Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn - Bộ môn Nhi Đại học Y dược TP HCM kiêm Thư ký Chi hội Tiêu hóa Nhi Việt Nam cho biết hiện tại có nhiều loại suy dinh dưỡng như cân nặng yếu (nhẹ cân), chiều cao thấp (thấp còi)... Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cũng đa dạng như nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, dị tật bẩm sinh, thiếu kiến thức nuôi con...

Tình trạng suy dinh dưỡng nặng và kéo dài trong giai đoạn bào thai và trước 12 tháng tuổi sẽ khiến trẻ chậm phát triển trí não. Suy dinh dưỡng nặng và kéo dài trước 3 tuổi gây ảnh hưởng đến cân nặng, chiều cao. Trong 3 chỉ số cân nặng, chiều cao, trí não thì chỉ có chỉ số cân nặng là có thể hồi phục. Các vi chất dinh dưỡng thường thiếu hụt ở trẻ em gồm sắt, vitamin A, D, canxi, i-ốt, kẽm... ảnh hưởng đến tăng chiều cao, cân nặng và trí tuệ.

"Để thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi, trẻ cần ăn nhiều các thực phẩm giàu năng lượng và dưỡng chất để bổ sung kịp thời các vi chất thiếu hụt, sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dễ hấp thu, dễ tiêu hóa sẽ giúp gia tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, không thể thiếu việc bổ sung các vi chất hỗ trợ phát triển não bộ", Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn nói.
Để hỗ trợ phát triển chiều cao vượt bậc trong năm 2016, bạn có thể sử dụng thêm TPCN GH Creation, một sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao của Nhật giúp bạn nhanh chóng đạt được chiều cao như ý.
Công dụng:
- GH Creation hỗ trợ phát triển xương để chiều cao được cải thiện một cách tự nhiên.
- GH Creation bổ sung hóc moon tăng trưởng, acid amin, vitamin và khoáng chất giúp thúc đẩy tăng trưởng lớp sụn
- GH Creation giúp phòng chống loãng xương, giòn xương, giúp xương và răng chắc khỏe.

Cửa hàng Chăm sóc Sức khỏe
Địa chỉ HN: Số 5 - Ngõ 4 - Đặng Văn Ngữ - Đống Đa - Hà Nội
Hotline: 0949.522.368
Lưu ý: Cầu thủ số 1 thế giới Messi cũng đã sử dụng phương pháp này!

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn